THÉP NGOẠI TÌM CÁCH VÀO VIỆT NAM

THÉP NGOẠI TÌM CÁCH VÀO VIỆT NAM

THÉP NGOẠI TÌM CÁCH VÀO VIỆT NAM

15:52 - 23/07/2018

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã có những tác động nhất định tới một số lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, trong đó phải kể đến ngành thép. Nhiều doanh nghiệp thép tại Trung Quốc đang lên kế hoạch chuyển sang “đứng chân” tại Việt Nam.

TRUNG QUỐC MUA QUẶNG KIM LOẠI MÀU VIỆT NAM
NHẬP KHẨU KIM LOẠI MÀU
CỘNG NGHỆ SẢN XUẤT THÉP HIỆN ĐẠI
THÉP THẾ GIỚI CÓ THỂ ĐẠT 1,27 TỶ TẤN TRONG NĂM NAY
VẬN HÀNH NHÀ MÁY MẠ HỢP KIM NHÔM KẼM VÀ MẠ MÀU LỚN NHẤT VIỆT NAM

Nguy cơ có thực

Do là quốc gia “hàng xóm” nên Việt Nam sẽ khó có thể tránh được xu hướng di dời này của doanh nghiệp (DN) thép Trung Quốc.

Hiện một DN thép Trung Quốc đang đệ đơn lên nhà quản lý tại Đồng Nai để được triển khai một dự án thép không gỉ tại địa phương này. Đó là Công ty Yongjin Metal. Trước đó, Công ty này cũng đã xin cấp phép một lần trước đây một năm đã bị từ chối, nay dường như để tránh những bất lợi có thể xảy ra từ xung đột thương mại Mỹ – Trung, Yongjin Metal tiếp tục xin cấp phép được triển khai dự án tại Việt Nam.

Thực tế, các DN thép của Trung Quốc đã có kế hoạch chuyển dịch sang thị trường Việt Nam từ nhiều năm trước. Và xung đột kinh tế Mỹ – Trung chỉ là một “mồi lửa” thúc họ thực hiện ý định nhanh hơn mà thôi. Xu thế dịch chuyển này đang đẩy các DN thép nội địa vào tình thế khó khăn, vốn trước đây, thép nội địa đã phải chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh từ thực trạng thép nhập từ Trung Quốc tràn lan trên thị trường, nay nguy cơ này lại càng bị đẩy lên cao. Số liệu thống kê cho biết, trong những tháng đầu năm, lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục tăng nhanh so với cùng kỳ năm trước. Chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2018, lượng sắt thép nhập khẩu đạt 4,28 triệu tấn, trong đó chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với 1,82 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 42,5% tổng lượng sắt thép nhập khẩu.

Được biết, các DN ngoại còn tìm kiếm những DN thép Việt đang có dấu hiệu làm ăn sa sút để tìm cách “thâu tóm”.

Cung đang thừa, không cần thiết

Trước những động thái kể trên, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có đề xuất, kiến nghị lên Chính phủ không nên cấp phép đầu tư thêm trong giai đoạn hiện nay đối với nhiều sản phẩm thép đã dư thừa công suất.

Theo VSA, nếu mở cửa để các nhà đầu tư ngành thép vào Việt Nam, khó có thể tránh được tình trạng các DN ngoại sẽ mượn thị trường Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm. Hơn thế, Việt Nam còn có thể bị vạ lây một khi các DN thép nước ngoài xuất khẩu sang các quốc gia khác với vỏ bọc “Made in Vietnam”.

Theo VSA, ngày 12/6 vừa qua, một số DN sản xuất thép tại Mỹ đã nộp yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tới Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ lẩn tránh thuế từ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. DOC tiếp nhận đơn kiện và sẽ đưa ra quyết định có tiến hành điều tra vụ việc hay không trong vòng 45 ngày. Nếu DOC quyết định áp thuế tự vệ, ngành thép trong nước sẽ đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh thu từ thị trường chiếm đến 11% tổng giá trị xuất khẩu năm 2017.

Trước đó, các DN thép không gỉ của Việt Nam cũng đã lên tiếng về vấn đề này. Theo các DN thép nội địa, nguồn cung của Việt Nam đang ngày càng quá tải, và mức độ đã khá nghiêm trọng. Thị trường thép cán nguội của Việt Nam trong 4 năm qua đang tăng trưởng trung bình 8,6%/ năm, nhưng theo tiêu chuẩn của năm 2016 thì nhu cầu hàng chính phẩm rất nhỏ, chỉ khoảng 200.000 tấn. Với nhu cầu này của thị trường trong nước, các DN Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để đáp ứng được. Do vậy, việc chấp thuận thêm các nhà đầu tư Trung Quốc là không cần thiết. Theo các DN thép không gỉ, việc thêm các DN ngoại sẽ khiến tỉ lệ hoạt động của DN trong nước chỉ còn dưới 30%. Như vậy DN trong nước khó có thể tồn tại, nguy cơ hỗn loạn thị trường rất lớn.

Vẫn theo quan điểm của các nhà sản xuất thép trong nước, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất nội địa mà sản phẩm thép nước ngoài sản xuất tại Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu. Khi Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và một số nước EU, khó tránh được việc có thể bị kiện chống bán phá giá từ các quốc gia đó.

Với những nhận định như vậy, VSA nêu kiến nghị: “Hiệp hội nhất trí với kiến nghị của các nhà sản xuất thép không gỉ trong nước về việc không cấp phép đầu tư cho dự án sản xuất thép không gỉ cán nguội của Công ty Yongjin Metal để tránh phát sinh thêm những bất ổn dư thừa nguồn cung trong nước”. Ông Nguyễn Văn Sưa- Phó Chủ tịch Hiệp hội Sắt thép Việt Nam nhấn mạnh: Các nhà đầu tư và các DN sản xuất trong nước vẫn có đủ khả năng để xây dựng cơ sở sản xuất thép với quy mô lớn là 5-6 triệu tấn/ năm. Do đó việc đầu tư của các DN nước ngoài vào những mặt hàng mà Việt Nam có thể sản xuất là không cần thiết.

(Nguồn tin: Đại đoàn kết)

Có thể bạn quan tâm: Tập đoàn Tây Giang | Khoáng Sản Tây Giang | Tập đoàn Khoáng sản Tây Giang | Chủ tịch tập đoàn Tây Giang | Công ty tập đoàn Tây Giang | Công ty khoáng sản Tây Giang